TGHS
Thế giới học sinh: chia sẻ, kết nối, học hành
TGHS
Thế giới học sinh: chia sẻ, kết nối, học hành
TGHS
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TGHS

Thế giới học sinh - The gioi hoc sinh - TGHS
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share|

Chuyện dạy học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp
Chuyện dạy học  Tcat_l10
Chuyện dạy học  Tcat_t10Đại táChuyện dạy học  Tcat_t12
Chuyện dạy học  Close110
Chuyện dạy học  Tcat_r10
Đại tá

conanssc
Posts : 70
Points : 181
Thanked : 6
Join date : 22/01/2012
Status : Server đất chật người đông, hảo hữu thì ít mà cừu nhân thì nhiều.
Thông Tin conanssc
Click để biết chi tiết! Posts : 70
Points : 181
Thanked : 6
Join date : 22/01/2012
Status : Server đất chật người đông, hảo hữu thì ít mà cừu nhân thì nhiều.
Hiện đang:
Chuyện dạy học  Footer10 Chuyện dạy học  Footer12
Bài gửiTiêu đề: Chuyện dạy học Chuyện dạy học  I_icon_minitimeSun Jan 22, 2012 10:04 am
Server đất chật người đông, hảo hữu thì ít mà cừu nhân thì nhiều.

Theo quan niệm giáo dục từ xưa đến nay, người dạy học phải có kiến thức cao hơn học sinh một cái đầu. Và khi đi dạy học, chỉ cần sử dụng hai ba phần kiến thức của mình có. Nói gọn lại là người dạy học phải trang bị một số kiến thức nhất định về môn học mà mình đang phụ trách, đồng thời phải có một số vốn kiến thức phổ thông mà bất kỳ người nào được gọi là trí thức trong xã hội cũng cần phải có. Thế nhưng, than ôi!!! Rất nhiều người làm nghề dạy học mà chẳng có số vốn kiến thức gì ngoài mấy trang giáo án được viết lại từ sách hướng dẫn giảng dạy, hay lơ thơ số vốn kiến thức đã được học lỏm bõm ở nhà trường đại học. Và từ đó, họ như những cái máy bật lên khi vào lớp để nhồi vào những con robot đang hối hả ghi chép một cách thụ động để đối phó với trường với lớp, với cha với mẹ, với thầy với cô. Thế nên mới có chuyện cô giảng viên đã nói ở trên suy nghĩ rằng cái tên Nhất Linh gợi cho cô một cái gánh hát cải lương; và nhiều học sinh lẫn lộn giữa vua Càn Long viết chiếu Cần Vương.

Đối với người thầy, ngoài kiến thức đã được học ở nhà trường, phải được trang bị thêm rất nhiều từ cuộc sống và tự học. Tự làm cho kiến thức càng ngày càng phong phú và tiếp thu những cái hay cái mới đang thay đổi hàng ngày là trách nhiệm của người thầy. Bởi có được số vốn kiến thức như vậy thì người thầy mới có tự tin để giảng dạy và có sức thuyết phục đối với học trò.

Kiến thức bị thiếu hụt, một số người thầy hôm nay lại tự đánh mất nhân cách. Nghề dạy học rất cần sự phẩm hạnh, bởi ta gọi đó là những nhà mô phạm. Thế nhưng, những hiện tượng nhan nhản xảy ra trong các trường học mà báo chí liên tục đưa tin đã cho chúng ta thấy rằng đạo đức của nhiều người thầy hôm nay đang ở trong tình trạng báo động. Theo một cuộc khảo sát đã được công bố trong năm vừa qua thì ngành giáo dục lại là ngành có số người ăn nhậu, rượu bia nhiều nhất. Đó có phải là một nghịch lí chăng ?

Hiện tượng cô giáo bắt học sinh liếm ghế, thầy giáo dụ học sinh vào nhà trọ để cưỡng dâm, cô giáo đi chấm thi tráo bài tráo điểm, thầy cô đi học sử dụng tài liệu lúc đi thi, ban giám hiệu ăn hối lộ, sửa bài sửa điểm để ăn tiền, cả hội đồng thi rắp tâm để cho thí sinh tự tung tự tác vì đã nhận phong bao, phong bì, bán đề thi, làm bài thi hộ v.v. không chỉ là hiện tượng cá biệt mà nhiều nơi đã trở thành một hệ thống.

Đó là chưa kể đến những chuyện bình thường là những mánh khóe để bắt học sinh phải học thêm để cải thiện đời sống. Cứ đầu năm học, các thầy cô của những môn chính thường tổ chức cuộc thi khảo sát trình độ. Và kết quả thường là rất bi đát, thế là trong kì họp phụ huynh đầu năm, thầy cô giáo báo cáo tình trạng và khuyên phụ huynh nên cho các em đi học ngoài giờ để nắm vững kiến thức. Chỉ cần đi học thêm, kì họp phụ huynh cuối học kì một đã thấy những báo cáo khởi sắc hơn và các phụ huynh có cảm tưởng con cái mình học giỏi hơn qua những kết quả của kì thi học kì.

Nếu khó khăn thì nên kiếm nghề khác để sống, không nên kiếm chác bằng cái nghề dạy học.

Trong các kì thi dạy giỏi hay các buổi dự giờ, thầy cô giáo thường tổ chức như là một vở kịch khôi hài. Các câu hỏi được soạn rất kĩ lưỡng, và có khi được dạy trước đó nữa kia. Em nào sẽ giơ tay phát biểu, người giỏi giơ tay phải, người yếu tay trái... Buổi học chuẩn bị sẵn như vậy mà vẫn có những giờ dạy cười ra nước mắt. Nhà trường dạy các em phải trung thực và thật thà dũng cảm, nhưng thầy cô, đúng ra phải là tấm gương sáng thì lại đi dạy cho học sinh những dối trá và những báo cáo láo. Trách chi khi ra đời, các em lại tiếp tục làm những báo cáo không trung thực.

Thầy giáo Khoa ở Hà Tây, người mạnh dạn tố cáo chuyện bê bối trong thi cử ở đơn vị mình, được báo đài ủng hộ, nhân dân quan tâm. Nhưng khi ra tự ứng cử quốc hội, lúc lấy ý kiến tại đơn vị thì nhận được 0% (zero phần trăm) phiếu tín nhiệm. Điều đó nói lên thực trạng gì còn ở trong nhà trường, các thầy cô giáo ở đó đang nghĩ gì về hành động của thầy Khoa, mỗi người chúng ta cũng phải suy nghĩ.

Bỗng dưng tôi chợt nhớ đến nhân vật giáo Thứ trong Sống mòn của nhà văn Nam Cao và tôi có cảm tưởng những ngừơi làm nghề giáo có cái vẻ hèn hèn và cam chịu.

Thiếu kiến thức, thiếu nhân cách, những người làm nghề dạy học vừa không được học trò nể phục mà còn làm cho học trò xem thường, bất kính. Lỗi đó là bởi tại chúng ta, những nhà giáo không đủ điều kiện để làm nghề.

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.
Sao chúng ta không soi lại mình mà cứ trách mãi học trò.

Tài sản
Xem tài sản của conanssc
Chữ kí của thành viên
Bookmark and chia sẻ

Hãy cảm ơn bài viết của conanssc bằng cách bấm vào nút "" nhé!!!

Tiêuđề

Chuyện dạy học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
.::Host upload ảnh miễn phí Clickhere!::.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-
| CÔNG CỤ TÌM KIẾM | TÌM KIẾM THEO| Tìm kiếm nâng cao...
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất