TGHS
Thế giới học sinh: chia sẻ, kết nối, học hành
TGHS
Thế giới học sinh: chia sẻ, kết nối, học hành
TGHS
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TGHS

Thế giới học sinh - The gioi hoc sinh - TGHS
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share|

Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp
Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Tcat_l10
Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Tcat_t10Đại táPhân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Tcat_t12
Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Close110
Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Tcat_r10
Đại tá

conanssc
Posts : 70
Points : 181
Thanked : 6
Join date : 22/01/2012
Status : Server đất chật người đông, hảo hữu thì ít mà cừu nhân thì nhiều.
Thông Tin conanssc
Click để biết chi tiết! Posts : 70
Points : 181
Thanked : 6
Join date : 22/01/2012
Status : Server đất chật người đông, hảo hữu thì ít mà cừu nhân thì nhiều.
Hiện đang:
Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Footer10 Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Footer12
Bài gửiTiêu đề: Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ I_icon_minitimeSun May 13, 2012 3:19 pm
Server đất chật người đông, hảo hữu thì ít mà cừu nhân thì nhiều.

Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ

Người xưa từng răn dạy rằng "cây ngay không sợ chết đứng", "ở hiền thì gặp lành". Những người chính trực, ngay thẳng thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp. Tiếp thu tinh thần ấy, với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, trí tưởng tượng vô cùng phong phú, Nguyễn Dữ đã viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Sự xuất hiện của Truyền kì mạn lục cùng với các tập truyện truyền kì khác như Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh)… đã mang đến cho văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam một bước phát triển mới, rất đáng tự hào. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể chuyện Ngô Tử Văn đốt đền, qua đó thể hiện những nội dung tư tưởng sâu sắc.

Sự xen lẫn các yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo đã mang đến cho truyện một sức hấp dẫn riêng. Ngô Tử Văn là nhân vật chính của tác phẩm, được tác giả giới thiệu theo cách kể chuyện quen thuộc của văn học trung đại, bao gồm tên tuổi, quê quán và tính cách. Tử Văn là người khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một người cương phương. Tính tình cương trực của Tử Văn đã nổi tiếng cả vùng Bắc, và chính tính cách là mấu chốt của câu chuyện. Tử Văn đã dám làm việc mà mọi người đều kính sợ, không ai dám làm, đó là đốt đền. Theo quan niệm của dân gian, đốt đền là một chuyện động trời, là động đến thần thánh. Tử Văn cũng biết đều đó nhưng chàng không sợ. Hành động của Tử Văn xuất phát từ tính cách "vốn ghét sự gian tà". Chàng đốt đền bởi hồn ma tên tướng giặc trong đền đã "hưng yêu tác quái", đã làm hại dân lành. Hành động này của Tử Văn khẳng định tính tình ngay thẳng và quyết tâm trừ gian tà của chàng. Để trừ gian tà, chàng đã dám làm việc động trời như vậy. Hành động của chàng không phải là hành động ngang ngược của một kẻ vô đạo. Tử Văn là người đọc sách thánh hiền nên chàng hiểu rõ việc mình làm, Tử Văn "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền". Những hành động tiếp theo của Tử Văn đều chứng tỏ chàng là một người ngay thẳng, không chịu khuất phục tà gian. Trước những lời đe doạ của hồn ma tên tướng giặc, Tử Văn "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên", trước không khí đáng sợ ở âm phủ, trước lời mắng chửi và đe doạ của Diêm vương, Tử Văn vẫn bình tĩnh khẳng định "Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian". Tính tình cương trực đã giúp Tử Văn chiến thắng kẻ ác, chàng đã vạch trần được tội ác của hồn ma lưu vong, đã lấy lại được ngôi đền cho Thổ thần, và trở thành một viên quan phán sự ở Minh ti.

Đối lập với sự ngay thẳng của Tử Văn là sự gian trá, xảo quyệt của viên Bách hộ họ Thôi, một tên tướng giặc bại trận phải bỏ thân nơi đất khách. Không nơi nương tựa, không người cúng tế, hồn ma lưu vong của tên tướng giặc đã cướp ngôi đền của Thổ thần lại còn tác oai tác quái, gây hoạ cho dân lành. Hắn còn xảo trá tới mức đút lót, doạ nạt những thần xung quanh. Khi Tử Văn đốt đền, hắn dùng lí lẽ đạo Nho để buộc tội, lấy oai linh quỷ thần để doạ nạt. Tử Văn không sợ thì hắn xuống tận Diêm Vương để cầu cứu. Sự nham hiểm của kẻ xâm lược, bản chất của kẻ cướp nước còn được thể hiện rõ hơn ở hành động và lời buộc tội Tử Văn trước Diêm Vương. Khi có nguy cơ bị vạch mặt thì hắn giở trò lấp liếm. Nếu như Tử Văn là đại diện của chính nghĩa, của lẽ phải, của tinh thần quật cường không chịu khuất phục trước uy quyền dù chàng chỉ là một hàn sĩ áo vải thì viên tướng giặc họ Thôi là điểm hội tụ bản chất xấu xa của kẻ xâm lược. Mặc dù truyện được viết từ thế kỉ XVI, khi văn xuôi tự sự Việt Nam chưa có nhiều thành tựu đáng kể, nhưng nhân vật của truyện đã được xây dựng với những nét tính cách nhất quán và trở thành những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cho những loại người khác nhau. Qua hai nhân vật này tác giả đã thể hiện tư tưởng yêu nước sâu sắc : ca ngợi tinh thần yêu chính nghĩa của con người Việt Nam, vạch trần và phê phán bản chất xấu xa của bọn cướp nước. Người chính trực dù chết vẫn chính trực, kẻ tiểu nhân khi về cõi âm vẫn xảo trá đê tiện.

Đặc điểm nổi bật của truyện truyền kì là ẩn đằng sau những yếu tố kì ảo hoang đường, những yếu tố phi hiện thực là cái nhìn, quan điểm, thái độ của nhà văn về hiện thực. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên tuy chủ yếu nói về chuyện thần thánh ma quỷ đầy vẻ hoang đường nhưng lại thể hiện những nội dung hiện thực rất rõ ràng. Nội dung hiện thực được thể hiện ở lai lịch của nhân vật, bối cảnh thời gian và không gian của câu chuyện. Chính những yếu tố này làm tăng sức thuyết phục cho câu chuyện, khiến cho câu chuyện đáng tin hơn. Ngô Tử Văn có tên tuổi, quê quán rõ ràng. Thời gian, tình tiết câu chuyện cũng rất cụ thể, "Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan…" đã trông thấy Tử Văn ngồi trên xe quan phán sự và "đến nay con cháu Tử Văn hãy còn, người ta truyền rằng đó là "nhà quan phán sự"". Lai lịch của viên Thổ quan và tên tướng giặc họ Thôi cũng gắn với những yếu tố thực của lịch sử. Thổ công là người "làm chức Ngự sử đại phu từ đời vua Lí Nam Đế, vì chết về việc cần vương mà được phong ở đây…", còn tên tướng giặc họ Thôi là "viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc", là viên bộ tướng của Mộc Thạnh…

Sử dụng xen kẽ các yếu tố hiện thực và các yếu tố hư cấu một cách tự nhiên với giọng kể khách quan đã tạo nên sức hấp dẫn rất riêng của truyện truyền kì, đồng thời làm toát lên giá trị hiện thực của tác phẩm.

Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục vào khoảng thế kỉ XVI, thời điểm không mấy sáng sủa của hiện thực Việt Nam. Nhà Lê suy tàn, chính quyền rơi vào tay nhà Mạc nhưng cũng chẳng được bao lâu, nội chiến liên miên, xã hội xảy ra rất nhiều vấn đề. Và bóng dáng của xã hội ấy đã được thể hiện trong một số lời đối thoại của nhân vật. Đoạn đối thoại giữa viên Thổ công với Tử Văn : "sao ngài không kiện… lại đi khinh bỏ chức vị, làm một người áo vải nhà quê ?". Thế kỉ XVI, đã có rất nhiều người có tài, có nhân cách, bất lực trước hiện thực mà chọn cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã, trong đó có Nguyễn Dữ. Câu trả lời của viên Thổ quan không phải không có yếu tố hiện thực. "Trần sao âm vậy", cõi âm trong tác phẩm là cõi dương thời ấy : "Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở : Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả…". Chỉ một chi tiết nhỏ, tác giả đã phê phán được thói đời, những kẻ có chức, có quyền cấu kết với nhau để hại dân lành, người hiền. Lời nói của Diêm Vương cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, vừa vạch trần sự dối trá của những kẻ cầm cân nảy mực, vừa thể hiện thái độ đối với giặc xâm lược : "Lũ các ngươi chia toà sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà còn có sự dối trá càn bậy như thế ; huống chi về đời nhà Hán, nhà Đường buôn quan bán ngục, thì những mối tệ còn nói sao xiết được !". Những chi tiết nhỏ tưởng như vô tình đan cài vào câu chuyện nhưng lại chứa đựng giá trị hiện thực rất quan trọng. Đó chính là sự khéo léo và công phu của người kể chuyện. Sức hấp dẫn của câu chuyện còn được thể hiện ở nghệ thuật xây dựng cốt truyện đầy kịch tính. Những tình tiết của truyện được dẫn dắt khéo léo và tạo nên nhiều bất ngờ thú vị. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, phát triển tình tiết… đều thể hiện một trình độ kể chuyện rất hiện đại, khéo léo, vượt xa trình độ văn xuôi trung đại.

Chủ đề nổi bật của truyện vẫn là ca ngợi sự chính trực ngay thẳng. Ngô Tử Văn là tấm gương tiêu biểu cho những người trí thức nước Việt khảng khái, cương trực, dũng cảm chống lại cái ác để trừ hại cho dân. Sự chiến thắng của Tử Văn là sự chiến thắng của lẽ phải, của công lí, thể hiện niềm tin của nhân dân lao động vào lẽ phải. Ngô Tử Văn tuy không được sống lâu nhưng đã bất tử cùng với câu chuyện, đã để lại tiếng thơm muôn đời và trở thành quan phán sự ngự ở đền Tản Viên. Chủ đề ấy còn được thể hiện rõ ở lời bình cuối truyện. Người kể chuyện muốn khẳng định rằng, người chính trực như Ngô Tử Văn mới xứng đáng là người cầm cân nảy mực. Đó cũng là ước muốn chung của nhân dân trong thời buổi xã hội đầy những chuyện ngang tai trái mắt. Bên cạnh đó, tác phẩm còn chĩa mũi nhọn phê phán vào bọn xâm lược và vạch trần mặt trái của xã hội.

Giá trị của Truyền kì mạn lục là ở nội dung hiện thực sâu sắc và cảm hứng ca ngợi những giá trị đạo đức truyền thống. Những con người có bản tính tốt đẹp như Vũ Thị Thiết, như Ngô Tử Văn đều được trở về sống ở thế giới thần thánh, họ đã được thưởng xứng đáng cho phẩm cách tốt đẹp của mình. Tập truyện đã thể hiện một niềm tin mãnh liệt của nhân dân lao động xưa, niềm tin vào chân lí bất diệt của sự sống "ở hiền gặp lành".

Tài sản
Xem tài sản của conanssc
Chữ kí của thành viên
Bookmark and chia sẻ

Hãy cảm ơn bài viết của conanssc bằng cách bấm vào nút "" nhé!!!

Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Tcat_l10
Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Tcat_t10Đại táPhân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Tcat_t12
Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Close110
Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Tcat_r10
Đại tá

Tiny
Posts : 73
Points : 154
Thanked : 1
Join date : 21/01/2012
Status : " Quân với dân như cá với nước " Nước thì nuôi sống cá còn cá thì ị vào nước.
Thông Tin Tiny
Click để biết chi tiết! Posts : 73
Points : 154
Thanked : 1
Join date : 21/01/2012
Status : " Quân với dân như cá với nước " Nước thì nuôi sống cá còn cá thì ị vào nước.
Hiện đang:
Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Footer10 Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Footer12
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ I_icon_minitimeSun May 13, 2012 3:26 pm
" Quân với dân như cá với nước " Nước thì nuôi sống cá còn cá thì ị vào nước.

Phân tích "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên"

Nguyễn Dữ là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Thuộc dòng dõi khoa hoạn, từng ôm ấp lý tưởng hành đạo, đã đi thi và có thể đã ra làm quan. Sau vì bất mãn với thời cuộc, lui về ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa, từ đó "trải mấy mươi sương, chân không bước đến thị thành".Ông đã viết tập truyện chữ Hán nổi tiếng trong cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại. Truyền kỳ mạn lục - một tác phẩm được đánh giá là "thiên cổ kỳ bút". Truyện được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời dịch ra chữ nôm.

Tryền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Lục là sách, mạn là ghi chép tản mạn, truyền kì là chuyện lạ kì lưu truyền trong dân gian. Truyền kì mạn lục là sách ghi chép lại những câu chuyên lạ trong dân gian. Tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công, hư cấu, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ ko phải chỉ là một công trình ghi chép đơn thuầnTrong Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ viết về các nhân vật, các sự việc kỳ lạ xảy ra thời Lý, Trần, Hồ và thời Lê sơ. Bằng trí tưởng tượng phong phú và bằng một bút pháp linh hoạt, tác giả Truyền kỳ mạn lục đưa người đọc vào một thế giới huyền bí vừa có người, vừa có thần, vừa hư, vừa thật nhưng xuyên qua các lớp mù linh ảo, ly kỳ được thêu dệt ra một cách tài giỏi ấy vẫn hiện rõ một thế giới thật của cuộc đời mà ở đó nhan nhản những kẻ có quyền thế độc ác, đồi bại. Tuy nhiên, bên cạnh sự tung hoành của cái xấu cái ác, tác giả Truyền kỳ mạn lục vẫn nhìn thấy những phẩm cách lương thiện, trung thực, những tâm hồn thanh cao, những tình người tình yêu của nhân dân, của cái thiện vĩnh hằng và Nguyễn Dữ đã mô tả nó thật đẹp đẽ, mỹ lệ. Trong số đó có tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ” đã đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể về Ngô Tử Văn - người vốn khảng khái, nóng nảy,thấy sự gian tà thì ko thể chịu được. Mọi người vẫn thường khen Văn là người cương trực. Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian. Trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”.Sự khắng khái, nóng nảy của Tử Văn đã dẫn đến một hành động dũng cảm vì dân trừ hại. Sự tức giận của Tử Văn ko phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu. Vì thế mà việc làm của Tử Văn là đáng ca ngợi.

Sau khi đốt ngôi đền,Tử Văn ốm nặng rồi “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành vế phía đông”. Lúc ở chốn âm cung, do chỉ nghe bên nguyên,Diêm Vương - vị quan toà xử kiện- người cầm cán cân công lí – cũng đã có lúc tỏ ra mơ hồ. Khi đứng trước công đường Ngô Tử Văn càng tỏ ra mình là người có khí phách. Chàng ko chỉ khằng định:”Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian” mà còn dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, ko chịu nhún nhường chút nào”. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Từng bước, từng bước Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẽ thù, cuối cùng đã hoàn toàn đánh gục tên tướng giặc.

Sau khi được minh oan ờ minh ti, Tử Văn trở về nhà chưa được 1 tháng thì Thổ công đến bảo Tử Văn nên nhậm chức phán sự ở đến Tản Viên. Thổ công nói:”người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Văn nên nhận.Thế là Văn vui vẻ nhận lời. việc được nhận chức ở đền Tản Viên đã nói lên thắng lợi của chàng trong cuộc đấu tranh với tên hung thầ xảo quyệt. Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện công lí. Con người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện công lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà.

Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên , tác giả đã vạch trần bộ mặt gian tà của ko ít kẻ đương quyền “ quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược”. Ngòi bút của Nguyễn Dữ ko chỉ lên án một số quan lại mà còn tố cáo mạnh mẽ hiện thực “rễ ác mọ lan, khó lòng lay động” mà bênh vực cho kẻ gian tà. Trong câu nói buột miệng của Tử Văn “Sao mà nhiều thần quá vậy?” cũng cho ta thấy một hiện thực của xã hội phong kiến lúc bấy giờ: xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực, lợi dụng địa vị, quyền thế làm điều bất chính. kết thúc có hậu của câu chuyện thể hiện đúng truyền thống nhân đạo của dân ta chính nghĩa nhất định thắng gian tà.

Viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công yếu tố ảo và thực. câu chuyện diễn ra đầy tính chất li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ với những việc khác thường: người chết đi sống lại từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm lại vế cõi dương. Nhưng chuyện lại có vẻ như rất thực bởi cách dẫn ngưòi khác, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán và thời gian, địa điểm diễn ra sự việc. yếu tố kì ảo giúp câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn. yếu tố thực làm tăng tính xác thực, làm câu chuyện có ý nghĩa xã hội sau sắc.

Câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lai cái ác trừ hạ cho dân. Truyện còn thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

Bài viết sưu tầm

Tài sản
Xem tài sản của Tiny
Chữ kí của thành viên
Bookmark and chia sẻ

Hãy cảm ơn bài viết của Tiny bằng cách bấm vào nút "" nhé!!!

Tiêuđề

Phân tích bài "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
.::Host upload ảnh miễn phí Clickhere!::.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-
| CÔNG CỤ TÌM KIẾM | TÌM KIẾM THEO| Tìm kiếm nâng cao...
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất